Chuyên gia dinh dưỡng

Mẹ và bé có thể đặt thêm câu hỏi cho chuyên gia dinh dưỡng của Zott tại đây

Vì sao nên bổ sung chất béo vào chế độ ăn dặm của bé?

Ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm, ngoài các nhóm chất đường, đạm, vitamin và khoáng chất thì chất béo là yếu tố quan trọng cho sự phát triển cả về thể chất và não bộ của bé. Ngoài việc cung cấp năng lượng dồi dào – 1 g chất béo cung cấp 9 kcal, chất béo còn giúp hòa tan nhiều loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển tế bào não, tế bào mô và giúp điều hòa các hoạt động cơ thể.

Trong 3 năm đầu đời, bộ não của bé phát triển nhanh nhất trong cuộc đời cả về khối lượng lẫn chức năng, đạt đến khoảng 80% độ hoàn thiện so với bộ não của người trưởng thành. Để đảm bảo quá trình này diễn ra đòi hỏi một lượng chất béo rất lớn, chiếm 30 – 45% khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng thức ăn bé hấp thu được trong thời gian này khá hạn chế và không ổn định. Vì vậy, việc bổ sung chất béo cho bé là cần thiết.

Các thực phẩm cung cấp chất béo phù hợp cho bé ăn dặm bao gồm: Phô mai, bơ, váng sữa, dầu thực vật,… Váng sữa là một sản phẩm ăn dặm thích hợp cho bữa phụ của bé, chứa một hàm lượng chất béo dồi dào. Bé từ 6 - 11 tháng có thể sử dụng 1/2 – 1 cốc 55g mỗi ngày. Bé từ 1 tuổi trở lên có thể sử dụng 1 – 2 cốc 55g mỗi ngày.

Để bé khỏe mạnh và phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu bé không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến các bệnh thiếu hụt hay thừa chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của bé.

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao?

Kém hấp thu dinh dưỡng nếu kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết một số dấu hiệu ban đầu ở bé kém hấp thu chất dinh dưỡng để xử lý kịp thời, giúp bé mau chóng cải thiện tình trạng:
- Có biểu hiện đau bụng, căn chướng bụng, buồn nôn và ói mửa;
- Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, phân nhiều nước, khối lượng nhiều, phân không mịn và có váng nổi trên mặt nước;
- Mệt mỏi, thường xuyên uể oải và kém linh hoạt
- Biếng ăn, sụt cân hoặc tăng cân rất chậm
- Sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng;
Da dẻ khô, dễ bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ;

Khi bé có dấu hiệu kém hấp thu, phụ huynh nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:
- Các thực phẩm giàu chất đạm: Sữa, trứng, thịt, cá, hải sản có vỏ (tôm, cua),…;
- Các thực phẩm giàu chất béo: Bơ, váng sữa, dầu thực vật,… Ngoài việc bổ sung 1 nguồn năng lượng tốt, các vitamin tan trong dầu cũng được hấp thu và cung cấp các acid béo no cần thiết khi chất béo được bổ sung ở lượng hợp lý.
Các thực phẩm giàu glucid: Gạo, mỳ,...

Ngoài ra, cần chú ý cho bé uống đủ nước, ăn đủ rau và hoa quả tươi để cung cấp đủ chất xơ, các vitamin cần thiết và các yếu tố vi lượng.

Bé bao nhiêu tuổi thì cần bổ sung muối?

Trong những năm đầu đời, vị giác của bé chưa hoặc ít phân biệt được các vị và thận bé cũng chưa phát triển hoàn thiện. Việc nêm muối quá mức không chỉ gây rối loạn vị giác, giảm khả năng hấp thụ kẽm, mà còn tạo gánh nặng lên thận, tăng nguy cơ trẻ mắc phải một số bệnh như suy thận, tăng huyết áp, thậm chí gây tổn thương não bộ.

Tuy vậy, tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối đúng cách và phù hợp từng giai đoạn. Vì Natri và Clo là thành phần chủ yếu trong muối có ảnh hưởng trực tiếp tới sự cân bằng thể dịch trong cơ thể. Theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu về natri/muối cho bé được khuyến nghị như sau:
0 - 5 tháng: 100 mg Natri/ngày hay 0,3 g muối/ngày
6 - 11 tháng: 600 mg Natri/ngày hay 1,5 g muối/ngày
1 - 2 tuổi: < 900 mg Natri/ngày hay < 2,3 g muối/ngày
3 -5 tuổi: < 1100 mg Natri/ngày hay < 2,8 g muối/ngày
6 -7 tuổi: < 1300 mg Natri/ngày hay < 3,3 g muối/ngày

Trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi... đều có cung cấp 1 lượng natri nhất định. Vì vậy các bậc phụ huynh cần kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thực phẩm trước khi bổ sung cho bé.

Cần làm gì khi bé bị táo bón?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bé bị táo bón là thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé gặp khó khăn khi đi ngoài:

- Uống thiếu nước: Nhiều bé hiếu động và đổ một lượng mồ hôi lớn, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nếu bé không được bù đủ nước thì lượng nước trong cơ thể sẽ bị thiếu và dễ gây táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ: Phần lớn các bé đều biếng ăn các loại rau, củ, quả. Khi cơ thể bé bị thiếu xơ, phân sẽ trở nên khô cứng và di chuyển chậm trong trực tràng.
Tác dụng phụ từ thuốc: Cơ thể bé sẽ nóng lên và mất cân bằng đường ruột khi uống một số loại thuốc kháng sinh, từ đó gây táo bón lâu ngày.

Từ những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón được nêu trên, dưới đây là tổng hợp những cách khắc phục bệnh táo bón tại nhà cho bé.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp giảm táo bón: Cung cấp chất xơ hàng ngày của trẻ với các nhóm các thực phẩm giàu xơ như rau cải, bắp cải xanh, cam, quýt…
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày một cách hợp lý: Ưu tiên chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, bột ngũ cốc, sữa hạt,…
- Uống đủ nước: Theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu về nước cho bé được khuyến nghị như sau:
o Trẻ em 1 – 10 kg: 100 ml/kg khối lượng cơ thể. Ví dụ: Nếu bé nặng 8kg thì 1 ngày bé cần uống 8 x 100 = 800ml nước. Nếu bé bú được 700 ml sữa thì sẽ cần bổ sung thêm 200 ml nước đun sôi để nguội hoặc nước rau luộc, nước quả tươi,…
o Trẻ em 11 – 20 kg: 1000 ml + 50 ml/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên sau 10 kg. Ví dụ: Nếu bé nặng 15kg thì cần: 1000 ml + (5x50) = 1250 ml nước
o Trẻ em trên 20 kg: 1000 ml + 20 ml/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên sau 20 kg.
FAQ FrameProducts

Expert

Đặt Câu Hỏi Cho Chuyên Gia

Mẹ và bé có thể đặt thêm câu hỏi cho chuyên gia dinh dưỡng của Zott tại đây:

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.

Thông tin dinh dưỡng

thực đơn bữa phụ cho bé

Gợi ý bữa phụ cho bé và những lưu ý quan trọng

Chi tiết
trẻ 3 tuổi cần bao nhiêu calo mỗi ngày

Trẻ em từ 1-3 tuổi cần bao nhiêu Calo mỗi ngày?

Chi tiết
nhu cầu năng lượng của trẻ

Cách tính nhu cầu năng lượng cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi

Chi tiết
nhu cầu vitamin d của trẻ sơ sinh

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đúng cách

Chi tiết
cách cho trẻ uống vitamin a

Nên bổ sung vitamin A cho trẻ thế nào để an toàn, hiệu quả?

Chi tiết
bổ sung vitamin cho trẻ như thế nào

Bổ sung vitamin cho trẻ đúng cách và các lưu ý mẹ cần biết

Chi tiết
bổ sung chất xơ cho bé 1 tuổi

Nên bổ sung chất xơ cho bé thế nào để tốt cho sức khỏe?

Chi tiết
nhu cầu canxi của trẻ

Các cách bổ sung canxi cho trẻ và những lưu ý cần biết

Chi tiết
bổ sung chất béo cho bé đúng cách

Bổ sung chất béo đúng cách, hỗ trợ sự phát triển của trẻ

Chi tiết
đa vi chất cho trẻ

Cách bổ sung vi chất cần thiết cho trẻ: An toàn và hiệu quả

Chi tiết
ăn váng sữa monte có béo không

Review đánh giá váng sữa Monte có tốt không?

Chi tiết
bé ăn nhiều váng sữa có tốt không

Có nên cho bé ăn váng sữa hàng ngày không?

Chi tiết
trẻ từ mấy tháng ăn được váng sữa

[Giải đáp] Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa là tốt nhất?

Chi tiết
váng sữa nào tốt cho bé 7 tháng

Có nên dùng váng sữa cho bé 7 tháng tuổi không?

Chi tiết
trẻ 6 tháng ăn được váng sữa chưa

Trẻ 6 tháng ăn váng sữa được không? Mẹ cần lưu ý gì?

Chi tiết
bé ăn ngon nhưng không tăng cân

Cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân con ăn ngon nhưng không tăng cân và cách khắc phục

Chi tiết
váng sữa giúp trẻ tăng cân

Cho bé ăn váng sữa có béo không? Có tăng cân không?

Chi tiết
trẻ ăn váng sữa lúc nào là tốt nhất

Nên cho bé ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?

Chi tiết
lượng váng sữa cho bé

1 tuần cho bé ăn mấy hộp váng sữa là đủ, tốt cho sức khỏe?

Chi tiết
váng sữa mở nắp để được bao lâu

Hướng dẫn cách bảo quản váng sữa giữ trọn vị thơm ngon

Chi tiết
lợi ích của váng sữa

Váng sữa là gì? Lợi ích và lưu ý khi cho bé dùng váng sữa

Chi tiết
chất béo không tốt trong khẩu phần ăn của bé

“Chất béo không tốt” - Lầm tưởng của mẹ trong khẩu phần ăn cho bé hàng ngày

Chi tiết
dinh dưỡng vàng từ váng sữa

Váng sữa - Dinh dưỡng vàng từ nguồn sữa tươi cao nguyên cho con phát triển tốt

Chi tiết
chế độ ăn dặm cho bé

BÉ KHÓ TIÊU, TUYỆT CHIÊU NÀO ĐÚNG?

Phải làm sao khi bé tập ăn dặm (từ 6 tháng tuổi) rất dễ đầy bụng và khó tiêu...

Chi tiết
cách tính năng lượng cho bé

CÔNG THỨC NÀO ĐỂ TÍNH NĂNG LƯỢNG CHO BÉ?

“Nếu nạp quá nhiều kcal sẽ khiến bé khó tiêu, còn thiếu lại không đủ năng lượng để học tập...

Chi tiết
xu hướng ăn dặm 5 giác quan

KHÁM PHÁ XU HƯỚNG ĂN DẶM 5 GIÁC QUAN

Vì sao cần áp dụng đúng cẩm nang ăn dặm giúp bé phát triển 5 giác ...

Chi tiết